Ra nước bọt nhiều khi mang thai có sao không?
Last updated
Last updated
Rất nhiều thai phụ bị tiết nước bọt nhiều khi mang thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
-Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng tiết nước bọt quá nhiều khi mang thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Lưu ý khi sinh mổ lần 2
-Nôn và buồn nôn do ốm nghén khiến hoạt động nuốt của thai phụ ít đi, tạo điều kiện để nước bọt tích tụ trong miệng.
-Thai phụ bị ợ nóng
– Chất kích thích, khói thuốc
-Thai phụ mắc các bệnh về răng miệng và độc tố từ môi trường
Hầu hết các trường hợp ra nước bọt nhiều khi mang thai do sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai gây nên. Qua 3 tháng đầu của thai kỳ, hiện tượng tiết nước bọt nhiều sẽ giảm, thai phụ sẽ không còn cảm thấy khó chịu vì nước bọt tiết quá nhiều. Ra nước bọt nhiều khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, không gây hại đến thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, việc tiết quá nhiều nước bọt có thể gây nên những bất tiện, phiền toái cho thai phụ trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy, làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Nôn và buồn nôn do ốm nghén là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều nước bọt khi mang thai.
Các biện pháp giúp hạn chế ra nước bọt khi mang thai gồm: Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày; uống nhiều nước và uống thành từng ngụm nhỏ để tăng cường nuốt nhiều hơn giúp hạn chế tích tụ nước bọt trong miệng; tránh ăn những đồ ăn thức uống gây ợ nóng, ợ chua, buồn nôn; vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách; tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, tránh xa khói thuốc, khói bụi…; xin tư vấn của bác sĩ; khám thai định kỳ; có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và tập luyện phù hợp…