bệnh xương khớp thường gặp

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh xương khớp thường gặp, ảnh hưởng rất lớn đến vận động, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh đó, chi phí điều trị thoát vị đĩa đệm thường rất đắt đỏ gây tốn kém kinh tế cho người bệnh. Vậy, làm thế nào để phòng ngừa căn bệnh này? Dưới đây là những cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm ai cũng nên biết để chủ động phòng ngừa căn bệnh này.

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh xương khớp thường gặp, ảnh hưởng rất lớn đến vận động, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

  • Nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý để tránh gánh nặng cho xương khớp. Nếu có thừa cân – béo phì cần tìm cách giảm cân khoa học.

  • Tập thể dục thể thao điều độ với cường độ hợp lý. Mỗi ngày nên dành ra từ 45-60 phút để tập thể dục. Các bài tập như đi bộ, chạy bộ, yoga, dưỡng sinh, bơi lội, cầu lồng… rất tốt cho xương khớp.

  • Với những người lao động trí óc, làm việc trước máy tính nhiều cứ ngồi làm việc khoảng 1 – 2 tiếng phải đứng dậy đi lại, tập một vài động tác có lợi cho lưng.

  • Ngồi làm việc ở tư thế đúng, tránh ngồi sai tư thế sẽ gây đau lưng, cổ, vai, gáy

  • Cần chú ý sửa những thói quen đi đứng không đúng

  • Với người lao động chân tay, chú ý không mang vác quá sức.

  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột và bất thường.

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ.

  • Nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi để phòng ngừa loãng xương và giúp xương chắc khỏe.

Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm

Chi phí điều trị thoát vị đĩa đệm thường rất tốn kém.

– Giai đoạn 1: Vòng xơ chưa rách, nhân nhầy kém tiết dịch khiến bệnh nhân có biểu hiện là tê chân. Bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng thuốc và phục hồi chức năng.

– Giai đoạn 2: Vòng xơ đã rách một phần, bệnh nhân thấy đau lưng và tê chân nhiều hơn. Điều trị bằng sóng cao tần.

– Giai đoạn 3, 4: Vòng xơ đã rách hẳn, nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào các dây thần kinh. Cần điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

TRIỆU CHỨNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Các triệu chứng giúp nhận biết thoát vị đĩa đệm sớm gồm:

– Đau tại vùng bị tổn thường, đau dữ dội kéo dài không đỡ, đau âm ỉ kéo dài trên 2 tuần…

– Có thể có sốt, đau ngực, khó thở, co dạ dày.

– Đau lưng nhanh chóng lan xuống chân, đầu gối và bàn chân.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 558896 hoặc hotline: 0904 97 0909 để được tư vấn giải đáp chi tiết.

NGUYÊN NHÂN GÂY THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm rất phong phú, có thể kể đến các nguyên nhân như:

  • Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải (gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống…) Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất

  • Do có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức…)

  • Phụ nữ mang thai.

  • Thừa cân – béo phì.

  • Tiền sử gia đình là một yếu tố nguy cơ.

Last updated