Chức năng của tuyến giáp là gì?
Last updated
Last updated
Tuyến giáp là tuyến hình bướm nhỏ nằm ở phía trước cổ, dưới thanh quản. Tuyến giáp có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của cơ thể. Tuyến giáp sản xuất 3 loại hormone và phóng thích vào máu, giúp tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể và kiểm soát lượng canxi trong máu.
Khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả hoặc suy yếu sẽ dẫn đến mắc các bệnh tuyến giáp. Bệnh tuyến giáp gồm cường giáp và suy giáp là vấn đề phổ biến gây ra mất cân bằng hormone tuyến giáp trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi tuyến giáp trở nên hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc hoạt động kém (suy giáp).
Tuyến giáp là tuyến hình bướm nhỏ nằm ở phía trước cổ, dưới thanh quản.
>>
Như đã nói ở trên, tuyến giáp giữ chức năng quan trọng đối với sự sống của cơ thể. Tuyến giáp sản xuất 3 loại hormone và phóng thích vào máu, có tác dụng tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể và giúp kiểm soát lượng canxi trong máu. Cụ thể:
Tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng phát dục.
Kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp.
Tác động chức năng hoạt động tuyến sinh dục và tuyến sữa.
Điều hòa quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết.
Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh ngay từ khi còn trong bào thai.
Tuyến giáp sản xuất 3 loại hormone và phóng thích vào máu, có tác dụng tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể và giúp kiểm soát lượng canxi trong máu.
Hai bệnh lý chính thường gặp liên quan tới tuyến giáp là cường giáp và suy giáp, có liên quan tới mức độ hoạt động của tuyến giáp.
Cường giáp
Nguyên nhân gây cường giáp: Do rối loạn nội tiết (bệnh Basedow) thường gặp ở phụ nữ từ 30 – hơn 50 tuổi; sử dụng quá liều Iod trong quá trình trị bệnh; bệnh bướu cổ đa nhân nhiễm độc; u tuyến độc, viêm tuyến giáp, ăn quá nhiều iot, viêm tuyến yên…
Hầu hết, việc xuất hiện các nguyên nhân gây bệnh nói trên là do chế độ ăn uống thiếu hụt i – ốt, do di truyền bẩm sinh, do rối loạn sinh lý.
Triệu chứng của bệnh cường giáp:
-Cơ thể gầy sút dù ăn uống nhiều và đủ dinh dưỡng
-Tăng huyết áp
-Tây run
-Da ấm và ẩm, đổ nhiều mồ hôi dù trời không nóng nực.
-Mạch nhanh và tăng nhịp tim
-Tuyến giáp phì đại, mắt lồi
Hậu quả của cường giáp: Bị bệnh cường giáp khi mang thai sẽ ảnh hưởng tới cả bà mẹ và thai nhi như sinh non, nguy cơ tiền sản giật, suy tim do tim hoạt động quá sức; thai chết lưu, sẩy thai, thai chậm phát triển, dị tật bẩm sinh.
Biến chứng về tim là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của cường giáp. Biến chứng này, có thể gây ra các tình trạng như: rung nhĩ và suy tim xung huyết.
Nếu không điều trị kịp thời cường giáp có thể dẫn đến xương yếu, dễ gãy. Điều này được gây ra bởi quá nhiều hoocmon tuyến giáp, cản trở khả năng kết hợp canxi vào cơ thể.
http://tamky.gov.vn/Default.aspx?tabid=487&ctl=CTCH&mid=1327&CH=522