Mổ ruột thừa mất bao nhiêu thời gian
Last updated
Last updated
Mổ ruột thừa mất bao nhiêu thời gian là điều mà nhiều người muốn biết. Thời gian ca mổ không quyết định hiệu quả điều trị và còn phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật, tình trạng bệnh…
Mổ ruột thừa mất bao nhiêu thời gian là điều mà nhiều người muốn biết.
Thời gian thực hiện ca phẫu thuật ruột thừa phụ thuộc vào mức độ bệnh. Bên cạnh đó, việc mổ ruột thừa mất bao nhiêu thời gian còn căn cứ vào phương pháp mổ. Mỗi phương pháp mổ có thời gian phẫu thuật dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên thời gian phẫu thuật trung bình là từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Ngoài ra, nếu trong quá trình phẫu thuật có phát sinh các tình huống cần được xử lý cũng có thể làm tăng thời gian phẫu thuật.
Việc mổ ruột thừa mất bao nhiêu thời gian còn căn cứ vào phương pháp mổ.
Để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, điều mà một ca phẫu thuật cần là có được sự thực hiện của các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Cùng với đó là các trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn. Các mổ được diễn ra chính xác, cẩn thận, bệnh nhân được chăm sóc chu đáo. Đó mới là những yếu tố làm nên ca mổ thành công. Một điều quan trọng hàng đầu là người bệnh được cấp cứu và phẫu thuật kịp thời.
Hai phương pháp mổ viêm ruột thừa được áp dụng phổ biến hiện nay là mổ mở và mổ nội soi. Mỗi phương pháp có cách thức thực hiện và thời gian tiến hành khác nhau. Trong đó:
Mổ nội soi ruột thừa ở bệnh viện Thu Cúc
– Mổ nội soi: Bác sĩ tạo 3 vết rạch nhỏ ở bụng. Vết đầu tiên để bơm khí CO2 vào giúp hình ảnh ruột thừa dễ quan sát hơn. Bác sĩ đưa ống nội soi có gắn camera vào qua vết thứ 2. Hình ảnh bên trong bụng hiển thị trên màn hình video. Bác sĩ loại bỏ ruột thừa thông qua vết rạch thứ 3, sau đó đóng vết mổ.
https://infogram.com/an-du-du-khi-cho-con-bu-1h7z2l3rjdmd2ow
Thời gian phẫu thuật có thể dài hay ngắn khác nhau nhưng độ chênh không đáng kể. Trừ trường hợp cần khắc phục các vấn đề nảy sinh. Mặc dù vậy, điều này không ảnh hưởng tới hiệu quả và sự an toàn của ca phẫu thuật ruột thừa.
– Mổ mở: Chỉ có một đường rạch duy nhất (khoảng 5 – 10 cm) ở vùng phía dưới bên phải bụng để cắt ruột thừa ra ngoài và sau đó đóng vết mổ. Mổ mở áp dụng cho bệnh nhân: bụng trương to khiến bác sĩ khó quan sát khi mổ, viêm phúc mạc, từng mổ nhiều lần ở vùng bụng. Hoặc người bị béo phì, bị bệnh phổi nặng, phụ nữ đang mang thai.